DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Trang trí

Tìm hiểu về phào chân tường

29/05/2024 - 10:43 SA

Phào chân tường là vật liệu đang được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm nổi bật. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về phào chân tường, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Phào chân tường là gì?

Phào chân tường còn có tên gọi khác là phào nẹp chân tường hay len chân tường. Được sử dụng để trang trí, bảo vệ, che lấp khe hở, đảm bảo sự chắc chắn ổn định tại chân tường. Hơn nữa, phào giúp cho không gian sử dụng nâng tầm thẩm mỹ hiệu quả, làm đẹp mọi góc nhà bạn. 

doithuong247
Phào chân tường còn có tên gọi khác là phào nẹp chân tường hay len chân tường.

Phào chân tường có nhiều loại để cho bạn chọn lựa. Trong đó có phào gỗ công nghiệp laminate, phào nẹp chân tường gỗ tự nhiên và phào nẹp chân tường nhựa. Đây cũng là 3 loại phào chân tường được sử dụng phổ biến nhất.

2. Ứng dụng của phào chân tường

Phào chân tường là vật liệu quan trọng khi lắp đặt thi công sàn gỗ công nghiệp. Tác dụng của phào giúp làm giảm đi sự thô cứng, đơn điệu của các góc chân tường. Giúp bạn có thể tạo thêm điểm nhấn cho không gian nội thất.

Sau đây là những ứng dụng mà phào chân tường mang lại. Đây cũng chính là lý do vật liệu này ngày càng được nhiều công trình lựa chọn để thi công nội thất:

- Mang đến thẩm mỹ, giúp che khuất khuyết điểm và khoảng cách giữa tường và sàn nhà: Khi lựa chọn sử dụng phào chân tường, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn không gian cực kỳ thẩm mỹ. Không những thế, phào chân tường còn giúp làm nổi bật cho không gian nội thất, sang trọng lại còn nổi bật.

- Thân thiện và an toàn với môi trường: Phào chân tường mang chất liệu hoàn toàn lành tính, an toàn cho sức khỏe. Phào chân tường cũng không gây ô nhiễm môi trường vì có thể tái chế nếu không sử dụng.

- Bảo vệ tường: Do phào chân tường có tính năng chống ẩm mốc, chống mối mọt và cong vênh cực kỳ tốt. Sau khi thi công lắp đặt, nỗi lo tường nhà bị ố vàng hay ẩm mốc sẽ không khiến bạn phải bận tâm.

- Tiết kiệm chi phí: Phào chân tường thường rất ít hỏng hóc. Không những thế còn sở hữu tuổi thọ sử dụng rất cao. Bạn sẽ không cần tốn nhiều chi phí thay mới hay chi phí sửa chữa. Chỉ cần đầu tư một lần, bạn đã có thể sử dụng lâu dài.

- Dễ thi công lắp đặt: Có rất nhiều người e ngại việc thi công các vật dụng nội thất vì sợ khó lắp đặt và gây tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, phào chân tường rất nhẹ và dễ thi công ở nhiều khu vực.

doithuong247
Ứng dụng của phào chân tường trong thi công lắp đặt.

Phào chân tường với nhiều ứng dụng nổi trội có thể mang đến cho bạn một không gian ưng ý. Do đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm nếu như đang có ý định sử dụng phào chân tường này nhé.

3. Các loại phào chân tường phổ biến

3.1. Phào chân tường gỗ tự nhiên

Phào chân tường làm từ gỗ tự nhiên đang được rất nhiều gia đình ưa chuộng và chọn lựa. Đây là loại phào được làm từ gỗ nguyên khối xẻ và được hoàn thiện bằng sơn PU. Dưới đây là ưu và nhược điểm của loại phào chân tường này:

- Ưu điểm: Mang tính thẩm mỹ cao, thiết kế khá sắc nét và chắc chắn, điểm nổi bật là mang tính thân thiện với môi trường.

- Hạn chế: Trong điều kiện môi trường ẩm ướt, loại phào này sẽ dễ cong vênh, mối mọt. Bên cạnh đó cũng sẽ có giá thành cao hơn nhiều so với loại gỗ công nghiệp.

Do đó, khi thi công phào chân tường bằng gỗ tự nhiên sẽ có cách hạn chế nhược điểm này. Phào sẽ được phủ thêm một lớp chống xước và xử lý cong vênh, co ngót và chống mối mọt giống như tấm ván sàn. Bạn có thể hoàn toàn an tâm về sức khỏe của các thành viên trong gia đình mình.

3.2. Phào chân tường gỗ công nghiệp

Loại phào này sẽ được làm từ chất liệu gỗ ép công nghiệp. Lớp bên ngoài được phủ một lớp vân gỗ nên giá thành sẽ rẻ hơn loại phào trên. Bên cạnh đó, loại phào gỗ công nghiệp có nhiều màu sắc và vân gỗ đa dạng. 

3.3. Phào chân tường gạch men

Phào chân tường gạch men là loại vật liệu được đánh giá cao về độ bền, giá thành thấp. Loại này sở hữu nhiều hình thức phong phú và được sản xuất đại trà. Tuy nhiên tính sang trọng và độ thẩm mỹ lại không cao vì phào gạch men có các đường ron không liên tục và không chuẩn.

3.4. Phào chân tường bằng đá nhân tạo

Phào làm từ đá nhân tạo sở hữu độ bền cao. Đảm bảo không bao giờ bị mối mọt, cong vênh hay co ngót. Ngoài ra loại phào này cũng rất dễ vệ sinh và lau chùi. Nhược điểm duy nhất là giá thành khá cao.

3.5. Phào chân tường nhựa

Phào chân tường nhựa hiện đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Do cốt phào bằng nhựa nên khả năng chịu nước cao, chống ẩm, chống mối mọt, đặc biệt là giá thành rẻ. Bề mặt phào được phủ lớp vân gỗ bóng, đẹp và dễ dàng thi công.

3.6. Phào chân tường hợp kim

Phào chân tường hợp kim được sản xuất từ các hợp kim kim loại như nhôm hoặc thép, mạ. Với đa dạng màu sắc như trắng, đen, inox, vàng bóng, vàng sâm banh...Hơn nữa, loại phào này có khả năng chống ăn mòn tốt, thường có độ bền cao, và bảo trì dễ dàng.

Phào chân tường làm bằng kim loại hoặc hợp kim có thể thay thế cho loại phào gỗ, nhựa. Sau đây là ưu và nhược điểm của loại phào này: 

- Ưu điểm: Có khả năng chống cháy, khó bị co ngót hay cong vênh. Có độ bền tương đối tốt và màu sắc bắt mắt phù hợp với mọi phong cách thiết kế. 

- Nhược điểm: Khá khó khi thi công nên cần người thợ phải có kỹ thuật cao. Giá thành của phào chân tường hợp kim khá cao. Do đó, đây chỉ sử dụng trong các thiết kế nội thất cao cấp hoặc các khu vực có độ ẩm cao.

4. Có nên sử dụng phào chân tường không?

Phào chân tường là phụ kiện bạn lựa chọn sử dụng hoặc là không. Thông thường, phào chân tường được dùng cho các công trình mới xây, diện tích vừa hoặc rộng, không có gạch chân tường. 

Nếu gạch chân tường thấp và chìm trong tường, bạn có thể ốp phào chân tường bên ngoài gạch chân tường. Việc có nên sử dụng phào chân tường hay không phụ thuộc vào sở thích và thiết kế của chủ nhà. 

Sau đây là 2 gợi ý giúp bạn lựa chọn màu phào chân tường phù hợp:

- Chọn vân màu phào chân tường trùng với màu sàn hoặc màu tường chủ đạo.

- Chọn vân màu phào chân tường đối nghịch với màu sàn hoặc màu tường nhưng vẫn đồng điệu với màu tường hoặc màu sàn.

Phào chân tường có thể áp dụng ở mọi không gian nội thất từ phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà tắm,... Hoặc ở khu thương mại như: trường học, nhà trẻ, bệnh viện, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, quán café, phòng tập, cửa hàng shop thời trang…
 
VLXD.org (TH/ Happynest)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng